Thủy đậu là một bệnh ngoài da do virut gây ra, đây là một bệnh có sức lây nhiễm rất nhanh. Bệnh gặp nhiều ở trẻ em, thường khiến nhiều cha mẹ lo lắng, bởi những vết đỏ trên người không chỉ gây ngứa mà còn gây ra những nguy hiểm cho trẻ. Để giúp các ông bố bà mẹ nhà chúng ta bớt lo lắng về tình trạng trẻ nhà mình gặp tình trạng này, bài viết: Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ mang đến một số kiến thức hữu ích. Mời bạn cùng đón xem! [content_block id=1525 slug=post-17-tren]

benh-thuy-dau

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.

Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh – là khoảng 2 -3 tuần.

Biểu hiện thường gặp ở trẻ em

Bệnh thủy đậu có nhiều dấu hiệu để nhận biết, nhưng thường đến giai đoạn phát ban thì các ông bố bà mẹ mới nhận ra. Thông thường, bệnh thủy đậu có biểu hiện theo từng giai đoạn, cụ thể:

+ Giai đoạn đầu: Trẻ thường có những biểu iện như đau đầu, sốt liên tục không khỏi, đau nhứt các cơ…
+ Giai đoạn tiếp theo: Trẻ bắt đầu có những dấu vết đỏ xuất hiện trên da, ngày đầu có thể xuất hiện ít, nhưng vài ngày sau vết đỏ xuất hiện khắp nơi trên da kể cả vùng mặt. Nó có tính lan truyền rất nhanh, chính vì vậy mà lan lây khắp người nếu không nhanh chóng điều trị.
+ Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn trẻ dần hồi phục, các vết đỏ sẽ đóng vẩy và dần bay mất. Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ, các vết đỏ có thể sẽ trở thành sẹo và khó có thể xóa mờ được.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào?

Các ông bố bà mẹ trong thời gian này cần chăm sóc trẻ hơn, bởi những nốt đỏ nếu không nhanh chóng trị khỏi sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm hay để lại sẹo trên da. Thông thường thì 4-6 ngày các nốt đỏ sẽ từ khô và tróc vảy, nhưng nhiều trường hợp sẽ rất khó chữa trị. Ông bố bà mẹ cần tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:

+ Tránh cho trẻ ra ngoài, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khí bụi, tránh ra gió, nên cho trẻ chơi trong nhà.
+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng chống lại virut, vi khuẩn gây bệnh.
+ Tránh các thực phẩm, thức ăn có tính nóng, thức ăn cay, nhiều gia vị… vì sẽ gây ra ngứa ngáy ở trẻ nhiều hơn.
+ Bổ sung nhiều loại rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước sẽ giúp thanh nhiệt cở thể, đẩy độc tố ra ngoài.[content_block id=1822 slug=codega]

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Quan trọng nhất trong chăm sóc và điều trị thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể: tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay, tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ. Dùng kháng sinh chỉ khi nghi ngờ có biểu hiện bội nhiễm.

Trước hết, các ông bố bà mẹ nên điều trị cơn ngứa cho trẻ bằng cách dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).

Bên cạnh việc dùng thuốc, các bà mẹ nên cho trẻ tắm thường xuyên với nước ấm. Hay sử dụng các loại lá dâu tằm, cây cam thảo, lá tre, rễ sậy… dùng để sắc cho trẻ uống thường xuyên. Nếu trẻ có những biến chứng khác thường, cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất.

Với bài viết: Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em hi vọng mang đến nhiều thông tin, kiến thức hữu ích, giúp chăm sóc trẻ nhà đúng cách, tốt nhất. [content_block id=1527 slug=post-17-duoi]

Post Comment