Tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây nên, đây được biết đến là một bệnh nguy hiểm thường mắc phải ở trẻ em. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm màng não, tử vong nếu bố mẹ phát hiện trễ cũng như không kịp điều trị. Để giúp các bố mẹ có Cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em, bài viết sau đây xin chia sẻ một số thông tin hữu ích dưới đây. Mời bạn đọc cùng đón xem nhé! [content_block id=1505 slug=post-12-tren]

cach-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay, chân, miệng là bệnh gì?

Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em.

Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh 

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em  rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.

Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng. Sau thời gian 2 – 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 – 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 – 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét. Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.[content_block id=1822 slug=codega]

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Các biến chứng do nhiễm vi rút gây bệnh TCM thường rất hiếm thấy, nhưng nếu chúng xảy ra, nên nhờ đến chăm sóc sức khỏe y tế.

Viêm màng não do virus hoặc vô khuẩn hiếm khi có thể xảy ra với bệnh TCM. Viêm màng não do virus gây sốt, đau đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng. Bệnh thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị gì, tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể cần phải nhập viện trong một thời gian ngắn.

Các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm não (sưng não) hoặc tê liệt như một bệnh bại liệt thậm chí còn hiếm gặp hơn. Viêm não có thể gây tử vong.

Đã có báo cáo về hiện tượng mất móng tay và mất móng chân hầu hết xảy ra ở trẻ bị bệnh tay chân miệng (TCM) trong vòng 4 tuần. Ở thời điểm này thì người ta không biết liệu tình trạng mất móng như đã báo cáo có phải là do bệnh gây nên hay không. Tuy nhiên, trong các báo cáo đã xem xét, hiện tượng mất móng ấy cũng chỉ xảy ra tạm thời thôi và móng phát triển phục hồi lại mà không cần điều trị gì.

Cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc chuyên đặc trị, nhưng bác sĩ sẽ giúp điều trị các triệu chứng giúp trẻ ngăn chặn tình trạng nặng hơn. Cá nhân có triệu chứng như sốt và đau từ vết loét, có thể cảm thấy dễ chịu hơn bằng việc sử dụng thuốc.

Bệnh TCM là một bệnh do virus phải phát triển một cách tự nhiên, nhiều bác sĩ không cho sử dụng thuốc về bệnh này, trừ khi bị nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng ở trẻ lớn tuổi hơn, thanh thiếu niên, và người lớn thường rất nhẹ và kéo dài khoảng 1 tuần hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng hạ sốt cao. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp làm hạ nhiệt độ xuống. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
+ Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
+ Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
+ Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.
+ Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
+ Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
+ Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

Xem thêm: Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trên đây là Cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em hi vọng mang lại nhiều thông tin, cũng như kiến thức hữu ích giúp các bậc cha mẹ chăm sóc trẻ nhà mình đúng cách, nhanh chóng lành bệnh. Chúc bé nhà chúng ta luôn khỏe mạnh! [content_block id=1507 slug=post-12-duoi]

Post Comment