Eurolocin là thuốc kháng sinh với thành phần chính là Levofloxacin có tác dụng kháng khuẩn và điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng như đường tiết niệu. Vậy thuốc Eurolocin sẽ có tác dụng chữa bệnh như thế nào và khác gì với các loại thuốc kháng sinh khác. Bài viết sau đây về thuốc Eurolocin là thuốc chữa bệnh gì, có tác dụng gì, giá bán bao nhiêu? sẽ tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc Eurolocin này. [content_block id=1489 slug=post-8-tren]

 

http://dieutribenh.org/wp-content/uploads/2017/02/tac-dung-cua-thuoc-Eurolocin.png
Tác dụng của thuốc Eurolocin

Thành phần của thuốc Eurolocin là gì?

Thuốc Eurolocin là thuốc thuộc nhóm dược lý là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn.

Tên Biệt dược : Cravit; Daewonlefloxin; Getzlox

Dạng bào chế :

  • Viên nén dài bao phim;
  • Dung dịch nhỏ mắt;
  • Dung dịch tiêm truyền;
  • Viên nén;
  • Thuốc bột pha tiêm

Thành phần : Levofloxacine hernihydrat

Dược lực : Levofloxacin là một fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp dùng đường uống và đường tĩnh mạch. Là một tác nhân kháng khuẩn fluoroquinolone, levofloxacin ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN. Levofloxacin có tính diệt khuẩn cao in vitro. Phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, kể cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình. Thường không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa cần dùng liệu pháp phối hợp.

Phổ tác dụng của thuốc Eurolocin

  • Vi khuẩn nhạy cảm in vitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng
  • Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenza, H. parainfluenza, Klebsiella pneumonie, Legionalla pneumophila, moraxella catarralis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.
  • Vi khuẩn khác: Chlamydia pneumoniae, Mycopasma pneumoniae.
  • Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilin (meti-S), Staphylococcus coagulase âm tính nhạy cảm methicilin, Streptococcus pneumoniae.
  • Vi khuẩn kỵ khí: Flusobacterium, peptostreptococcus, propionibacterium.
  • Các loại vi khuẩn nhạy cảm trung gian in vitro.
  • Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Enterococcus faecalis,
  • Vi khuẩn kị khí: Bacteroid fragilis,prevotelle.Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti – R,Kháng chéo: In vitro, có kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolon khác. Do cơ chế tác dụng, thường không có kháng chéo giữa levofloxacin và các họ kháng sinh khác.

Dược động học:

Sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn, nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt được sau 1 – 2 giờ, sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99%. Các thông số dược động học của levofloxacin sau khi dùng đường tĩnh mạch và đường uống với liều tương đương là gần như nhau, do đó có thể sử dụng hai đường này thay thế cho nhau.

Levofloxacin được phân bố rộng rãi trong cơ thể, tuy nhiên thuốc khó thấm vào dịch não tủy. Tỷ lệ gắn protein là 30 – 40%. Levofloxacin rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể và thải trừ gần như hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng còn nguyên hoạt tính, chỉ dưới 5% liều điều trị được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng chuyển hóa desmethyl và N-oxid, các chất chuyển hóa này có rất ít hoạt tính sinh học. Thời gian bán thải của levofloxacin từ 6 – 8 giờ, và kéo dài ở người bệnh suy thận.[content_block id=1822 slug=codega]

Tác dụng của thuốc Eurolocin là gì?

Chỉ định :

Levofloxacin được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra sau đây:
– Viêm xoang cấp.
– Ðợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.
– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
– Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận-bể thận.
– Nhiễm khuẩn ở da và phần mềm.

Chống chỉ định :

Levofloxacin bị chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân sau:
– Bệnh nhân tăng mẫn cảm (dị ứng) với levofloxacin, các quinolone khác hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
– Bệnh nhân động kinh.
– Bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone.
– Trẻ em hoặc thiếu niên.
– Trên phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Thời kỳ mang thai: Không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú: Chưa đo được nồng độ levofloxacin trong sữa mẹ, nhưng căn cứ vào khả năng phân bố         vào sữa mẹ của ofloxacin, có thể dự đoán rằng cũng được phân bố vào sữa mẹ. Vì thuốc có nhiều nguy cơ tổn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ, không cho con bú khi dùng levofloxacin.

Liều lượng và cách dùng:

Liều dùng của levofloxacin áp dụng cho cả đường uống và đường tĩnh mạch:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
    Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500mg, 1 lần/ngày trong 7 ngày.
    Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500mg, 1 -2 lần/ngày trong 7-14 ngày
    Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500mg, 1 lần/ngày trong 10-14 ngày
  • Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da:
    Có biến chứng: 750mg, 1 lần/ngày trong 7-14 ngày
    Không có biến chứng: 500mg, 1 lần/ngày trong 7-10 ngày
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu:
    Có biến chứng: 250mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.
    Không có biến chứng: 250mg, 1 lần/ngày trong 3 ngày.
  • Viêm thận-bể thận cấp: 250 mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.
  • Bệnh than:
    Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống 1 lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần.
    Điều trị bệnh than: truyền tĩnh mạch, sau đó uống thuốc khi tình trạng người bệnh cho phép, liều 500 mg, 1 lần/ngày, trong 8 tuần.
  • Viêm tuyến tiền liệt: 500 mg/24 giờ, truyền tĩnh mạch. Sau vài ngày có thể chuyển sang uống.

Cách dùng:

  • Dùng đường uống:
    Thời điểm uống levofloxacin không phụ thuộc vào bữa ăn (có thể uống trong hoặc xa bữa ăn).
    Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin (các dạng bào chế có chứa antacid) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.
  • Dùng ngoài đường tiêu hoá:
    Levofloxacin chỉ được dùng bằng cách truyền tĩnh mạch chậm, truyền nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp. Thời gian truyền phụ thuộc vào liều lượng thuốc (liều 250 mg hoặc 500 mg thường truyền trong 60 phút, liều 750 mg truyền trong 90 phút). Không được dùng để tiêm bắp, tiêm vào ống sống, tiêm phúc mạc hoặc tiêm dưới da.
  • Các dung dịch có chứa levofloxacin với nồng độ 5 mg/ml trong dextrose 5%, có thể dùng ngay không cần pha loãng. Dung dịch levofloxacin với hàm lượng 500 mg/20ml trong lọ thuốc tiêm bắt buộc phải pha loãng trong các dung dịch tương hợp thành dung dịch có nồng độ 5 mg/ml trước khi sử dụng. Các dung dịch tương hợp dùng để pha loãng được nhà sản xuất quy định trong thông tin trên nhãn thuốc. Một số dung dịch tương hợp thường dùng là: dung dịch dextrose 5%, dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,9%, dung dịch Ringer Lactat và dextrose 5%, dung dịch natri bicarbonat 5%, dung dịch Plasma Lyte Ò 56/5% dextrose, dung dịch natri lactat 1/6M, dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,45%, nước cất pha tiêm.

Tương tác thuốc Eurolocin: Thuốc kháng acid, sucralfate, cation kim loại, các vitamin. Warfarin. NSAID. Thuốc uống trị tiểu đường. Thận trọng dùng chung: theophylline.

Giá bán của thuốc Eurolocin là bao nhiêu?

Thuốc Eurolocin với thành phần chính là levofloxacin kháng khuẩn được sản xuất thành dạng viên nén bán trên thị trường và dạng dung dịch và bột pha tiêm dùng trong bệnh viện.

Giá bán của thuốc Eurolocin tại những quầy thuốc sẽ khác nhau và dao động trong khoảng: 5.000 đồng/ 1 viên. 1 hộp 4 vỉ*5 viên.

Bảo quản thuốc Eurolocin:

– Viên bao phim: Không cần điều kiện bảo quản đặc biệt. Bảo quản dưới 30 độ C.
– Dung dịch tiêm truyền: Ðể thuốc trong hộp, tránh ánh sáng. Bảo quản dưới 30 độ C. Sau khi lấy ra khỏi hộp, để trong điều kiện ánh sáng trong nhà tối đa là 3 ngày.

 

Bài viết Eurolocin là thuốc chữa bệnh gì, có tác dụng gì, giá bán bao nhiêu?  đã cung cấp một số thông tin về một trong số những loại thuốc kháng sinh Eurolocin có tác dụng kháng khuẩn và chữa những bệnh về viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những kiến thức cần thiết cho người bệnh và bạn đọc về loại thuốc này. [content_block id=1461 slug=post-1-duoi]

Post Comment