Nhiễm khuẩn đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em, tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ nếu bố mẹ không nhanh chóng chữa trị. Vậy khi trẻ bị viêm phổi thì nên uống thuốc gì, chữa trị bằng cách nào? Có lẻ đây không chỉ là vấn thắc mắc của riêng ai, bởi đây là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh khi có con bị viêm phổi. Với chia sẻ bài viết Thuốc chữa bệnh viêm phổi ở trẻ em nhanh khỏi nhất hôm nay sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc, mời bạn cùng đón xem! [content_block id=1509 slug=post-13-tren]

phac-do-dieu-tri-benh-viem-phoi-o-tre-em
Thuốc chữa trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Tìm hiểu về bệnh viêm phổi ở trẻ em

Theo thống kê ở nước ta, viêm phổi là bệnh gặp phải nhiều ở trẻ em, nó còn là bệnh có nguy cơ tử vong cao, đứng đầu trong các bệnh hô hấp ( 75%). Trung bình mỗi năm 1 đứa trẻ có thể nhiễm khuẩn và mắc bệnh hô hấp từ 3-5 lần, trong đó, 1-2 lần là bệnh viêm phổi. Đây là bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị đúng cách, chính vì vậy mà các bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Theo ước tính, cứ 8-10 giây có 1 trẻ em trên thế giới chết vì bệnh viêm phổi.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em? Viêm phổi ở trẻ em gặp nhiều ở các nước đang phát triển, nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp như hemophilus influenzae, phế cầu, hay các loại vi khuẩn liên cầu, Coli, tụ cầu, klebsiella pneumoniae…. Mà yếu tố khiến trẻ bị nhiễm khuẩn là do:

+ Ảnh hưởng từ thời tiết
+ Khí hậu thay đổi thất thường
+ Sự ô nhiễm của môi trường nước, không khí, bụi bặm,…
+ Thân nhiệt trẻ không được giữ ấm vào mùa đông, hoặc khi mới sinh…[content_block id=1822 slug=codega]

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể nhận thấy qua 2 giai đoạn đó là Giai đoạn phát bệnh và toàn phát.

– Giai đoạn phát bệnh: Sốt nhẹ, nhiệt độ có thể tăng lên từ từ hoặc sốt cao ngay từ đầu. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém. Trẻ thường bị ngạt mũi, nước mũi chảy nhiều, ho khan, đường tiêu hóa bị rối loạn, nôn trớ…

– Giai đoạn toàn phát:
+ Sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô lưỡi bẩn.
+ Ho khan hoặc ho xuất tiết nhiều đờm rãi
+ Trẻ có dấu hiệu thở gấp, thở nhanh.
+ Khó thở, cánh mũi phập phổng, đầu gật gù theo nhịp thở, rút lõm lổng ngực.
+ Trường hợp nặng cơ thể trẻ xuất hiện các dấu hiệu như da tím tái, lưỡi tái nhạt,…hay tái toàn cơ thể.

Thuốc chữa bệnh viêm phổi ở trẻ em nhanh khỏi nhất

Bệnh viêm phổi ở trẻ em thường do vi khuẩn, vi rút gây nên, vì vậy chúng có thể lây truyền rất nhanh từ người bệnh sang người khác. Bệnh có thể lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi, dùng chung ly uống nước, dùng chung dụng cụ ăn uống, khăn mặt. Do đó, trong nhà có người mắc bệnh viêm phổi, trẻ nhỏ nhà chúng ta nên tránh tiếp xúc, bởi sức đề kháng trẻ rất yếu, nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Để phòng tránh bệnh viêm phổi cũng như một số bệnh khác, trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ dược 18 – 24 tháng. Trẻ phải được chăm sóc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác. Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ. Bên cạnh đó, việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau.

Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân… Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nơi cư trú để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, tránh lây lan cho người khác, không nên tự dùng thuốc cho trẻ.

Một số điều cần biết khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi

– Luôn giữ ấm cơ thể và giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, hạn chế cho trẻ nằm máy lạnh, máy điều hòa.
– Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, mặc áo quần thông thoáng để hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ có thể cho uống acetaminophen hay ibuprofen giúp hạ sốt và giảm đau theo đúng liều lượng.
– Không nên dùng thuốc trị ho, thuốc ức chế ho bởi ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các dị vật và đờm ra ngoài. Việc này sẽ giúp đường thở của trẻ hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bà mẹ có thể dùng bài thuốc dân gian như:

+ Tỏi 600g đem bóc vỏ, băm nhuyễn + mật ong 900g. Cho tất cả vào nồi ninh thành cao. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa cafe.

Trên đây là những thông tin mà bài viết: Thuốc chữa bệnh viêm phổi ở trẻ em nhanh khỏi nhất hi vọng giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích giúp các bé nhà chúng ta luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ có những triệu chứng như trên, mẹ chúng ta nên đưa trẻ đến sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách nhé! [content_block id=1511 slug=post-13-duoi]

Post Comment