Cây cỏ tranh đã quá quen thuộc với con người Việt Nam, là loại cây cỏ dại sống dai, lá dẹp dài có răng cưa dài hơn lá lúa, đặc biệt rễ rất khỏe. Cách đây khoảng mấy năm về trước con người sử dụng cây cỏ tranh dùng để làm mái lợp nhà che nắng mưa, ngày nay hầu như đã thay đổi bằng mái ngói hoặc nguyên liệu khác. Từ thời xa xưa ông bà ta đã biết tận dụng rễ cỏ tranh để chữa bệnh rất hữu hiệu cho đến ngày nay vẫn còn được nghiên cứu và áp dụng. Hãy cùng chúng tôi khám tác dụng chữa bệnh của rễ cỏ tranh chi tiết hơn qua bài viết này nhé. [content_block id=1469 slug=post-3-tren]

cay-co-tranh
Tác dụng của Rễ cỏ tranh chữa bệnh gì

Mô tả về cây cỏ tranh chữa bệnh

Cây cỏ tranh tên khoa học Imperaia cyỉindrica Beauv. Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae). Rễ cỏ tranh khô hay theo đông y được gọi là bạch mao căn. Cây Bạch mao căn hay rễ cỏ tranh khô là vị thuốc nhiều tác dụng. Cây được dùng rất nhiều trong y học cổ truyền chủ yếu để điều trị các chứng bệnh về hệ bài tiết như: Thận, tiết niệu, tiểu tiện…

Thành phần có Trong thân rễ có glucoza, fructoza và axit hữu cơ. Mùi vị Rễ cỏ tranh có vị ngọt. Rễ cỏ tranh hay Bạch mao căn (Rhiioma Imperatae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.

6 tác dụng chữa bệnh của rễ cây cỏ tranh

 

Chữa Lợi tiểu:
Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, hoa cúc 5g, xa tiền tử 25g trộn đều hỗn hợp trên, mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày. Hoặc: Sinh mao căn 50g, lá sen cạn 15g, râu ngô 10g, rau má 10g, rau diếp cá 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày.

Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu:
Mao căn thán, gừng (đã sao cháy). Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày và khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày.[content_block id=1822 slug=codega]

Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp:
Bạch mao căn 200g, nước 500ml, sắc nhỏ lửa còn lại 100 – 150ml, chia 2 – 3 lần uống, ngày 1 thang. Dùng liên tục trong 1 tháng. Hoặc: Sinh mao căn, mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu, mỗi vị g. Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn. Dùng trong 15 ngày.

Mát gan:
Sinh mao căn (cạo sạch vỏ) 150g, bạch anh tươi 50g, thịt lợn nạc (thái lát mỏng) 150g, gia vị vừa đủ. Các vị thuốc trên cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, Ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày. Hoặc: Sinh mao căn 200g, sắc với 700ml nước, đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa 7-10 phút, lọc lấy nước uống thay chè, uống trong ngày. Mỗi liệu trình điều trị 10-15 ngày. Ngoài là vị thuốc lợi tiểu, mát gan… mao căn còn chữa chảy máu cam, hen suyễn…

Chữa hen suyễn:
Sinh mao căn 20g. Sắc uống hàng ngày, uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 8 ngày.

Chữa chảy máu cam:
Bạch mao căn 36g, chi tử 18g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Hoặc: Sinh mao căn 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn. Dùng trong 7-10 ngày. [content_block id=1487 slug=post-7-duoi]

Post Comment