Con trâu là loài gắn liền với người nông dân, đặc biệt người Việt Nam. Con trâu tác dụng chủ yếu là làm sức kéo, ngoài ra trâu còn cung cấp thịt đầy chất dinh dưỡng. Một bộ phận mà nhiều người quan tâm để đến là tác dụng chữa bệnh thần kỳ của da trâu. Vậy ăn da trâu hay da trâu có tác dụng để làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết 7 tác dụng chữa bệnh của da trâu  để hiểu rõ hơn nhé. [content_block id=1497 slug=post-10-tren]

da-trau-co-tac-dung-gi
Da trâu có tác dụng gì

Về mặt sức khỏe Chúng ta thường chỉ biết trâu là nguồn thịt thực phẩm bổ dưỡng, mà ít biết rằng trâu còn mang tác dụng y dược chữa bệnh rất hiệu quả, được xem như “cây thuốc biết đi” vì tất cả bộ phận từ cơ thể nó đều có thể đem chế được thành thuốc, dùng để tăng cường sinh lực, phòng chống và chữa trị hiệu quả nhiều bệnh ở người.

Tác dụng của thịt trâu

Thịt trâu ăn được vị ngọt, không độc, tính mát, tác dụng bổ tỳ vị, , ích huyết, mạnh gân cốt. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thịt trâu khá cao: tỷ lệ chất đạm gấp đôi so với thịt lợn, lượng chất béo và chất đường vừa phải, nhiều muối vô cơ (canxi, phốtpho, sắt…) và các loại vitamin (B1, B2, B6, B12, PP…).

Ăn thịt trâu chữa được nóng trong, miệng khô rát, nước tiểu đỏ ở người cao tuổi. Người  hay ốm yếu, gầy gò, hao tâm lực, hư suy cơ bắp sau thời kỳ mới ốm dạy thì lấy thịt trâu hầm kỹ với hành, gừng rồi ăn cả nước lẫn cái, có thể hồi phục và bồi bổ sức khoẻ.

Khi tỳ vị yếu, chán ăn hoặc ăn vào khó tiêu, nước bọt tiết ra không đủ, đem ninh thịt trâu với củ cải dùng sẽ rất hiệu quả. Còn nếu dùng thịt trâu thiến nấu lẫn với các vị thuốc tiên sơn dược, liên nhục, bạch phục linh, tiểu hồi hương, táo tàu, rồi làm thành viên, dùng ăn dần sẽ bồi bổ sức khoẻ, chữa chứng hư tổn trong cơ thể. Ngoài ra, đem rửa sạch thịt trâu, cho vào ít nước, ninh nhừ nát như cháo, lọc bã lấy nước, rồi tiếp tục nấu cô đặc đến khi nước ngả màu hổ phách, đem cất kỹ, bảo quản, ăn dần – về mùa đông ăn thường xuyên có thể chữa trị các bệnh như tê liệt do trúng phong, méo mồm cấp tính, tắt đờm…[content_block id=1822 slug=codega]

7 tác dụng chữa bệnh của da trâu

Da trâu hay còn gọi ngưu bì,  được lấy từ con trâu  sau cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Da thường có màu tro đen ở mặt ngoài, màu trắng xám ở mặt trong, chất cứng chắc. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo theo cách sau: Ngâm da trâu vào nước vôi trong 1 ngày đêm. Lấy ra, rửa sạch, luộc chín, rồi cắt nhỏ, nấu với nước xâm xấp và sôi liên tục trong một ngày, một đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô cách thủy thành cao đặc. Cao này có tên là keo da trâu hay minh giao, hoàng minh giao.

Dược liệu chứa canxi, gelatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc, có tác dụng giảm đau, cầm máu, nhuận táo, được dùng trong những trường hợp sau:

  • Chữa phong thấp, chân tay đau nhức: Da trâu ngâm nước đến khi mềm, cắt nhỏ 40g, trộn với nửa chén nước cốt gừng, nấu nhỏ lửa cho đặc quánh. Để nguội, phết thuốc lên giấy, dán vào chỗ đau.
  • Chữa đái són: Keo da trâu phối hợp với vỏ hàu (nung đỏ), lộc nhung và tổ bọ ngựa cây dâu (sao với rượu), liều lượng mỗi thứ bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ nếp làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 50 viên chia làm hai lần, chiêu với nước muối pha ít rượu vào lúc đói.
  • Chữa đau vú: Keo da trâu nấu với ít giấm cho tan, rồi đắp dán.
  • Chữa động thai: Keo da trâu 20g, tầm gửi cây dâu 50g, lá ngải cứu 12g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
  • Chữa thổ huyết, băng huyết, đái ra máu: Keo da trâu 4g, sợi bông đốt thành tro 4g, trộn đều uống làm một lần trong ngày.
  • Chữa chảy máu dạ dày, lấy bột than da trâu 10g, trộn với máu lươn 10g, uống trong ngày với nước mía. Theo kinh nghiệm dân gian, da trâu phơi khô, đốt thành than, tán nhỏ, rắc vết thương làm thuốc cầm máu. Đôi khi còn phối hợp với chân gà. Sở dĩ như vậy, vì chất canxi, gelatin, keratin có trong hai dược liệu cùng với canxi có sẵn trong máu đã làm tăng nhanh phản ứng đông máu. Hơn nữa, bột than da trâu và chân gà, khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với bề mặt khô và nháp nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông và cầm lại ngay.
  • Chữa rong kinh, máu ra nhiều như bị băng huyết: Keo da trâu 10g, muội nồi 8g, cao ích mẫu 3g, trộn đều, uống với nước đun sôi để nguội.

Có thể bạn quan tâm >> tiem trang da la gi?

Tác dụng chữa bệnh của sừng trâu

Trong sừng trâu có chứa tới 17 loại axit amin, có thể hạ huyết áp, giảm nhịp tim, chống viêm não , trị bệnh kinh phong co giật, trị chảy máu cam, ho ra máu, tiểu ra máu, thanh nhiệt, lương huyết.

Xem thêm Tê tê là con gì: https://mekuro.com/te-te-la-con-gi/

Hiện nay cao da trâu được bán rất nhiều để hỗ trợ chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng loại vị thuốc quý này. Hy vọng với thông tin chia sẻ trên 7 tác dụng chữa bệnh của da trâu giúp bạn hiểu thêm về tác dụng chữa bệnh của da trâu [content_block id=1507 slug=post-12-duoi]

 

Post Comment