Khoai lang là một loại thực phẩm khá quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Củ khoai có thể dùng để chế biến được nhiều món ngon với những tác dụng đáng kể đối với sức khỏe chúng ta. Có một câu hỏi đặt ra là ăn khoai lang vào buổi sáng có tốt không? Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, xin mời cùng theo dõi.

Bạn nên xem bài viết buổi sáng ăn gì tốt ?

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang có vị bùi bùi ngọt ngọt dễ chịu nhờ có lượng đường tự nhiên, lượng đường này không làm tăng cân mà còn giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.

Lượng calo trong củ khoai lang thấp hơn nhiều so với củ khoai từ, đây cũng là một đặc điểm khiến chị em không lo ngại về vấn đề tăng cân hoặc mất dáng.

Ngược lại với những chất trên thì trong củ khoai lang lại có thành phần protein cáo, nó có khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người, ngăn ngừa được nguy cơ ung thư nếu được dùng thường xuyên.

Ngoài ra, củ khoai lang còn giàu hàm lượng vitamin B6 giúp giảm hoạt chất liên quan đến bệnh lý thoái hóa và tim mạch, nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Củ khoai lang chứa nhiều chất xơ, carotene, các chất vitamin và chất chống oxy hóa khá cao. Vì thế nó không chỉ đơn thuần là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng mà còn được ưa chuộng với tác dụng làm đẹp cho phụ nữ.

Ăn khoai lang vào buổi sáng có tốt không? Một số lưu ý khi ăn khoai lang

Với những thành phần có tính dinh dưỡng như vậy, khoai lang trở thành sự lựa chọn cho nhiều gia đình để dùng vào buổi sáng. Ăn một lượng vừa phải khoai lang chín kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm ít rau xanh thì đã tạm ổn. Hoặc bất cứ thực đơn nào bạn thích, chỉ cần chế biến an toàn và đúng cách thì ăn khoai lang vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe. >> Bạn có quan tâm: Ăn khoai sọ có tốt cho dạ dày không >> http://tybachthao.com.vn/an-khoai-so-co-tot-cho-da-day-khong/

Một vài món ăn được chế biến từ khoai lang có thể dùng vào buổi sáng:

– Khoai lang luộc hoặc nấu, đây là cách làm đơn giản nhất mà nhiều người áp dụng. Vừa tiết kiệm thời gian lại vừa thưởng thức được mùi vị nguyên sơ của củ khoai lang mà họ yêu thích.

– Món canh thịt với rau củ quả gồm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ dền,…mỗi thứ một ít sẽ làm món canh rất đậm đà, giải nhiệt mà lại nhiều chất dinh dưỡng.

– Nước lèo cho món bún, phở, miến cũng có thể bỏ thêm vài cục khoai lang hay những loại củ khác để làm tăng tính hấp dẫn và dinh dưỡng cho các món ăn này.

Những điều cần lưu ý khi ăn khoai lang:

– Vì có chất đường tự nhiên trong thành phần hóa học nên củ khoai lang nếu ăn nhiều vào buổi sáng khi bụng đói thì sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Vì thế, chúng ta vẫn không tuyệt đối tránh xa khoai lang vào buổi sáng những cũng nên cẩn thận. Có thể ăn sau khi lót dạ một vài thứ khác tương đối trong dạ dày, và khoai phải được chế biến thật chín. Xem thêm >> http://tybachthao.com.vn/o-chua-nong-co/

– Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là vào buổi sáng. Những người thường ăn nhiều khoai lang dễ dẫn đến giảm cân ngoài ý muốn (đối với những tạng người gầy, dễ bị sút cân thì càng hạn chế ăn). Bên cạnh đó, ăn nhiều khoai lang đồng nghĩa với việc bạn dung nạp nhiều chất xơ vào cơ thể, mà nhưu vậy không phải là tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng, làm cơ thể mất cân bằng chất.

– Khi ăn khoai lang thì nên lột sạch phần vỏ củ vì có nguy cơ bị ngộ độc do các vết nâu, đốm đen trên vỏ. Ngoài ra, trong thành phần chất của vỏ khoai lang có rất nhiều chất kiềm, sẽ giúp ích cho những người bị táo bón nhưng đối với những người có hệ tiêu hóa không được khỏe thì việc ăn vỏ khoai lang sẽ càng không ổn vì chất kiềm làm cho hệ tiêu hóa phải đối phó một cách mệt mỏi.

– Khoai lang có công dụng chữa một số bệnh như cảm mạo thông thường hay táo bón. Người ta thường ăn khoai khang vỏ trắng ruột trắng. Còn trường hợp muốn ăn khoai lang để bổ sung dưỡng chất thì nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể. Khoai lang còn chứa nhiều canxi nên cần cân nhắc về vấn đề sỏi thận khi ăn nhiều.

– Bảo quản củ khoai ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tráng xa đường đi của những loại côn trùng gây hại và truyền nhiễm như chuột, gián,… Đặc biệt là khoai lang tươi nên được dùng trong vòng 1 tuần kể từ ngày nhổ khỏi mặt đất, còn nếu muốn bảo quản lâu thì phải phơi khô hoặc sơ chế trước khi cất.

Xem thêm: Bệnh Celiac Disease http://tybachthao.com.vn/benh-celiac-disease-la-gi/

Trên đây một ít thông tin về vấn đề ăn khoai lang vào buổi sáng có tốt không? Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và chúc chúng ta có những món ăn thú vị chế biến từ củ khoai lang thân thuộc.

Post Comment