Viêm tai giữa là bệnh rất dễ trị tuy nhiên nếu chủ quan và không đi điều trị, bệnh lý có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Viêm tai giữa là bệnh rất dễ trị tuy nhiên nếu chủ quan và không đi điều trị, bệnh lý có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.vì vậy để biết về cách điều trị bệnh viêm tai giữ triệt để mời mọi người cùng tham khảo bài viết về Cáchđiều trị bệnh viêm tai giữa đơn giản triệt để [content_block id=1477 slug=post-5-tren]

h1

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm tai giữa

  • Khi mắc bệnh lý viêm tai giữa, ngưởi bệnh có khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai, sức nghe giảm. Sốt cao 39-40 độ C, đau vùng tai, nhức đầu, chảy mủ tai.
  • Đau tai, đau họng, ngứa tai, bức rức khó chịu
  • Thính giác bị giảm, nghe sẽ không rõ và thường phải bật to hay đề nghị người khác nói to
  • Viêm tai giữa còn có khả năng gây hôi miệng. Để tìm hiểu rõ hơn mời bạn tham khảo thêm tại >> http://tybachthao.com.vn/viem-tai-giua-gay-hoi-mieng/

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa

  • Viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi trùng.
  • Tắc vòi nhĩ dẫn đến viêm tai giữa, thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi, viêm xoang mủ.
  • Do hệ thống niêm mạc đường hô hấp:Thường nhạy cảm, dễ kích ứng với các kích thích từ bên ngoài, làm ứ đọng dịch ở hòm tai, gây viêm tai giữa.
  • Do chấn thương:Một số trường hợp thường do thói quen dùng vật nhọn, cứng lúc ngoáy tai, làm tai bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào dẫn đến viêm tai giữa.
  • Làm việc quá sức, sức đề kháng kém:ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sức đề kháng. Sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp duy trì sức khỏe. Vì vậy, không nên để trẻ con chơi quá mệt mà phải để chúng được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hút thuốc:theo nghiên cứu của một tổ chức Y tế ở Châu Âu, trong nhà có người hút thuốc lá dễ dẫn đến viêm tai giữa. Cho dù bạn bảo người hút thuốc ra ngoài hút nhưng đầu tóc, quần áo anh ta đều ám mùi thuốc lá.
  • Không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm tai giữa.

[content_block id=1816 slug=tag-20]

Biện pháp điều trị bệnh viêm tai giữa

  • Thuốc: phổ biến nhất là dùng thuốc, thuốc chủ yếu nhằm kháng khuẩn, loại bỏ mủ, tiêu viêm sưng,
  • Viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
  • Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
  • Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm: Nhóm bêta – lactam (ampicillin, cephalosporin thế hệ II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon là lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm tai giữa. Lưu ý hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid (gentamycin, kanamycin…) đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói, trong khi đó nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc ốc tai cho trẻ. Nếu dùng trẻ có thể sẽ bị câm điếc do thuốc.
  • Thuốc nhỏ mũi: dùng thuốc chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm) được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng tai giữa và mũi họng, điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai. Thuốc hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline,…
  • Trường hợp viêm tai có bị thủng màng nhĩ: Dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như rifamycin, effexin…

 

Những chia sẽ trên mà bài viết Cáchđiều trị bệnh viêm tai giữa đơn giản triệt để sẽ giúp bạn đọc biết thêm về các nguyên nhân cũng như triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa triệt để. Hi vọng qua bài đọc này sẽ giúp cho mọi người có những phương pháp điều trị bệnh một cách hiệu quả cho bản thân cũng như cho mọi người xung quanh. [content_block id=1487 slug=post-7-duoi]

Post Comment