Bộ phận nào trên cơ thể con người cũng rất quan trọng, mỗi bộ phận có một cấu tạo và chức năng khác nhau. Bạn có hiểu được đôi mắt của mình được cấu tạo như thế nào không? Hãy cùng blog điều trị bệnh giải phẫu để biết cấu tạo của bộ phận mắt người nhé. [content_block id=1521 slug=post-16-tren]

cau-tao-cua-mat-nguoi
Cấu tạo của mắt người

Cấu trúc của mắt

Mắt là bộ phận cơ quan thị giác, có những chính chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não xử lý và lưu trữ. Mắt người cũng là một phần của não, hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Mắt có tên gọi tiếng anh là organon visus, gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và một số bộ phận phụ thuộc như  lông mi, lông mày, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp. Nhãn cầu (bulbus oculi) là phần chính yếu nhất, thường được so sánh với chiếc máy ảnh vì đặc tính chính xác quang học của nó.

 

Mắt là một cơ quan có cấu trúc bên trong hết sức tinh vi, trong đó Thủy tinh thể và Võng mạc là hai bộ phận cơ bản và có vai trò quan trọng nhất để đảm bảo được chức năng nhìn – thị lực – của mắt.[content_block id=1822 slug=codega]

Thủy tinh thể

Thủy tinh thể (lens) làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen) bên trong nhãn cầu.

Thủy tinh thể là thành phần quang học mắt quan trọng nhất, cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét.

Do vậy, thủy tinh thể phải luôn trong suốt để giúp mắt điều tiết tốt. Đồng thời điều chỉnh linh hoạt được độ dày, mỏng khi mắt nhìn gần hoặc nhìn xa.

Võng mạc

Võng mạc (retina): là một màng bên trong của đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại.

Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể, sau đó được hội tụ trên võng mạc.

Võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não (thông qua dây thần kinh thị giác).

CẤU TẠO THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA VÕNG MẠC

HOÀNG ĐIỂM

Hoàng điểm (còn gọi là điểm vàng) là phần quan trọng của võng mạc, nơi tập trung nhiều tế bào thị giác. Hố trung tâm hoàng điểm có ít tế bào thần kinh, nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất, giúp nhận diện nội dung và độ sắc nét của hình ảnh. Đặc biệt, hố trung tâm không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng mà phải thông qua sự hấp thu dưỡng chất từ lớp tế bào võng mạc

Hoàng điểm bị thoái hóa theo tuổi tác sẽ khiến thị lực cũng giảm theo

TẾ BÀO VÕNG MẠC (TẾ BÀO BIỂU MÔ SẮC TỐ VÕNG MẠC – RPE)

Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc là thành phần rất quan trọng của võng mạc:

Vị trí:
Là nơi tiếp nối và nhận tín hiệu trực tiếp từ 2 loại tế bào thị giác là tế bào nón (hoạt động trong điều kiện đủ ánh sáng) và tế bào que (hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu)

Chức năng:
– Bảo vệ: Tế bào võng mạc có vai trò hấp thụ các tia cực tím và các chất chuyển hoá gây hại, giúp bảo vệ tế bào thị giác

– Nuôi dưỡng: Tế bào võng mạc có nhiệm vụ gắn chặt và nuôi dưỡng các tế bào thị giác, là yếu tố dinh dưỡng thần kinh quan trọng, đặc biệt là vùng hố trung tâm hoàng điểm.

Do đó, nếu các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác bị bong ra và nhanh chóng bị teo đi, chức năng cảm nhận ánh sáng và thị lực giảm dần, nặng hơn có thể gây mù lòa.

Xem thêm mắt trẻ nhìn được bao xa https://mekuro.com/tre-so-sinh-nhin-duoc-bao-xa/

Thioredoxin

Thioredoxin là một phân tử protein có kích thước nhỏ, giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều phản ứng sinh hóa, giúp duy trì cấu trúc và bảo vệ chức năng cho mắt.

Chức năng của thioredoxin 

Thioredoxin bảo vệ tế bào võng mạc.

Thioredoxin giúp gia tăng hoạt động và bảo vệ tế bào võng mạc bằng 3 cơ chế:

– Hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào.

– Điều hòa chu trình sống, làm chậm quá trình thoái hóa tế bào.

– Bảo vệ tế bào thị giác trước sự tấn công của các chất gây hại sinh ra trong các phản ứng oxy hóa.

Thioredoxin bảo vệ thủy tinh thể

Thioredoxin tham gia bảo vệ thủy tinh thể qua 2 cơ chế:

– Giữ cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein tham gia cấu tạo thủy tinh thể, đặc biệt là 2 loại protein có liên kết – SH và – SS.

– Trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.

Thioredoxin là yếu tố dinh dưỡng tham gia cân bằng nội môi cho các tế bào thần kinh. [content_block id=1527 slug=post-17-duoi]

Post Comment