Bệnh tay chân miệng là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Căn bệnh này vốn lạ lẫm với người dân Việt Nam cách đây 10 năm nhưng nó luôn là nỗi ám ảnh của các bố mẹ khi có con nhỏ. Vì căn bệnh thường gặp ở trẻ em nên khi đi học đi trẻ rất dễ lây lan. Khi bị mắc bệnh thường gặp những dấu hiệu như: sốt cao co giật nỗi bọng nước… Vậy dưới đây là một số Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả nhanh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mời bạn cùng đón xem nhé! [content_block id=1481 slug=post-6-tren]

benh-tay-chan-mieng-o-tre
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay, chân, miệng là bệnh gì?

Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em.

Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

+ Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.
+ Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi…
+ Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
+ Nếu trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời.
+ Nếu để trễ từ 6 đến 12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.[content_block id=1822 slug=codega]

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Điều trị sốt và loét miệng
– Hạ nhiệt: Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng sốt cao từ 38,5oC trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).
– Cần bổ sung thêm đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrit).
– Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…

Điều trị loét miệng họng
– Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng (kamistad; zyttee…) có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
– Cần hạ nhiệt ngay khi trẻ bị tay chân miệng sốt cao

– Khi có triệu chứng não – màng não
+ Cần dùng thuốc chống co giật: phenobarbital.
+ Dùng kháng sinh: Cefotaxim điều trị như viêm màng não vi khuẩn.

– Triệu chứng màng não – não kèm liệt, rối loạn tri giác
+ Thuốc chống co giật.
+ Kháng sinh: cefotaxim hoặc ceftriaxon.
+  Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, đường máu.
+ Theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, SpO2.

Hết sức lưu ý khi điều trị trẻ tay chân miệng có triệu chứng màng não 
– Suy hô hấp, trụy tim mạch
– Điều trị suy hô hấp: thông đường thở, thở ôxy, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm – toan (nếu có).
– Điều trị sốc.
– Điều trị bằng kháng sinh như trên.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
+ Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
+ Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
+ Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.
+ Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
+ Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
+ Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

Với những loại thuốc và cách điều trị trên mà bài viết Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả nhanh sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn và có phương pháp chăm sóc con trẻ mình tốt hơn khi mắc phải bệnh. [content_block id=1491 slug=post-8-duoi]

Post Comment