Do nhiều điều kiện nên nhiều bà mẹ không đi khám thai vào các ngày thứ bình thường được, do đó phải khám vào cuối tuần. Vậy bệnh viện phụ sản có làm việc thứ 7, chủ nhật không ? cùng theo dõi bài viết nhé. [content_block id=1501 slug=post-11-tren]

benh-vien-phu-san-trung-uong-1-tieudungplus

Giờ làm việc của bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Viện C)

– Thứ 2 đến thứ 6: Từ 6h30 đến 16h30
– Khám dịch vụ mở cửa thứ 7, chủ nhật.
– Có phòng khám sản phụ khoa dịch vụ do các bác sỹ viện C mở tại 56 Hai Bà Trưng.

Quy trình khám thai tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Viện C)

Người bệnh đến khám thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cần biết quy trình khám thai như sau:
Thai 3 tháng đầu:
Chậm kinh 7 đến 10 ngày nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mẹ, xác định thai trong tử cung và được bác sỹ kê đơn thuốc vitamin.
Khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần
Được dự kiến ngày sinh.
Thai 3 tháng giữa:
Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần
Tiêm phòng uốn ván.
Làm các xét nghiệm cơ bản.
Làm nghiệm pháp tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định.
Làm hồ sơ quản lý thai.
Thai 3 tháng cuối:
Khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ.
Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần.
Làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám.
Tư vấn giảm đau trong đẻ.
Khi thai quá ngày dự kiến sinh: theo dõi siêu âm thai và Monitor sản khoa mỗi 48 giờ.[content_block id=1822 slug=codega]

Hướng dẫn sản phụ đến khám thai tại khoa khám bệnh của Viện C

Dưới đây là các bước người bệnh cần thực hiện khi đến khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
2. Ngồi ghế đợi được gọi đến các bàn kính để lấy phiếu khám và mua hoá đơn khám bệnh.
3. Đến khám bệnh tại phòng khám được ghi trên phiếu khám.
4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại Bàn hướng dẫn để lấy số và ngồi đợi mua hoá đơn.
5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển người bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Người bệnh nào có chỉ định nhập viện thì theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Hướng dẫn sản phụ có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh Viện C

Dưới đây là các bước người bệnh có thẻ BHYT cần thực hiện khi đến khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
1. Lấy số khám và mua sổ y bạ tại Bàn hướng dẫn (tầng 1 nhà G).
2. Đến các bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT và lấy phiếu khám.
3. Đến khám bệnh tại phòng khám BHYT – phòng 6 nhà A.
4. Khi có chỉ định xét nghiệm và siêu âm thì trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm thủ tục BHYT.
5. Siêu âm: đến phòng lấy số siêu âm ở tầng 1 nhà H, sau đó đến siêu âm tại phòng siêu âm được ghi trên phiếu.
6. Xét nghiệm: lấy máu và bệnh phẩm tại đơn vị lấy máu và bệnh phẩm tập trung (tầng 1 nhà A), đợi lấy kết quả tại “Nơi trả kết quả xét nghiệm”. Kết quả xét nghiệm của người bệnh đến khám thai được trả về đúng phòng mà người bệnh được khám thai.
7. Sau khi có kết quả xét nghiệm và siêu âm, bác sỹ đọc kết quả và kê đơn thuốc, hẹn khám lại hoặc chuyển ng­ười bệnh đến các buổi khám chuyên khoa, khám hội chẩn. Ng­ười bệnh nào có chỉ định nhập viện thì đến lại bàn kính số 21 và 22 để được hướng dẫn thủ tục nhập viện.
8. Người bệnh có đơn thuốc BHYT thì đến bàn kính số 3 và 4 để đóng tiền, sau đó quay lại bàn kính số 21, 22 để được hướng dẫn tiếp và lấy lại thẻ BHYT. Người bệnh lấy thuốc BHYT tại khoa Dược – Tầng 2 nhà G.
9. Khi hoàn tất việc khám bệnh, người bệnh trở lại bàn kính số 21 và 22 để làm các thủ tục BHYT và lấy lại thẻ BHYT.

Các loại xét nghiệm người bệnh đến khám chữa bệnh vô sinh tại Phụ sản Trung ương cần biết

Dưới đây là các bước người bệnh đến khám chữa bệnh vô sinh cần thực hiện:
1. Khám phụ khoa.
2. Siêu âm tiểu khung và làm các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia).
3. Xét nghiệm tinh dịch đồ.
4. Chụp tử cung – vòi trứng: sau khi sạch kinh, đã tránh quan hệ tình dục và không viêm nhiễm đường sinh dục.
5. Xét nghiệm nội tiết ngày thứ 2 hoặc 3 của vòng kinh nếu kinh nguyệt không đều hoặc người bệnh từ 40 tuổi trở lên.
6. Khi có tất cả các kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh và cho hướng điều trị tiếp theo. [content_block id=1519 slug=post-15-duoi]

Post Comment