Viêm phổi ở trẻ em là bệnh gặp phải rất nhiều, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và rất khó chữa trị. Để giúp các bậc cha mẹ có cách chăm sóc cũng như điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ đúng cách và hiệu quả, bài viết Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới đây sẽ giải đáp mọi vấn đề cho bạn đọc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm phổi ở trẻ em nhé! [content_block id=1473 slug=post-4-tren]

viem-phe-quan-1

Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang.

Theo thống kê, năm 2008, viêm phổi ở trẻ em khoảng 156 triệu ca. Đến năm 2010, bệnh viêm phổi đã khiến 1,3 triệu trẻ em bị tử vong, đặc biệt đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

Các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em

– Do virus: Chiếm 60-70% các trường hợp thường gặp. Virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm và adenovirus.
– Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu, haemophilus, tụ cầu và các vi khuẩn không điển hình.
– Nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm.
– Do Mycoplasma: thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác gây nên bệnh viêm phổi cho trẻ là:
+ Trẻ bị nhiễm lạnh, ngâm nước quá lâu, hoặc mặc không đủ ấm.
+ Trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vùng lưng nhưng không được làm khô người đúng cách.
+ Trẻ thường xuyên sử dụng các đồ ăn, thức uống lạnh.
+ Trẻ nằm điều hòa nhiều, dễ bị nóng lạnh đột ngột do chênh lệch cao về nhiệt độ giữa trong nhà và bên ngoài.

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ:
+ Trẻ sốt cao 39-40 độ C
+ Ho khan sau đó chuyển sang ho có đờm (màu xanh hoặc vàng)
+ Thở nhanh và khó khăn: hơn 60 lần trong một phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, hơn 50 lần một phút với trẻ 2 tháng đến 12 tháng tuổi và hơn 40 lần một phút với trẻ 1-5 tuổi.
+ Tức ngực: Tức ở 1 vùng quanh ngực, tăng dần sau khi ho
+ Trẻ bị co lõm lồng ngực trong khi thở
+  Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, co giật hoặc ngủ ly bì là những triệu chứng nguy hiểm[content_block id=1822 slug=codega]

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

1/ Cho trẻ uống thuốc theo từng nguyên nhân gây bệnh

– Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh.Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.
– Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
– Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.
– Viêm phổi do nấm sẽ dùng  Thuốc chữa bệnh viêm phổi ở trẻ em  chống nấm.

2/ Bài thuốc dân gian chữa viêm phổi

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em bằng phương pháp dân gian

– Dùng lá tía tô: Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.
– Dùng mật ong: Thay vì sử dụng đường, khi bị viêm phổi, bạn nên thay thế bằng mật ong. Vì loại “thực phẩm vàng” này có thuộc tính chống khuẩn rất cao, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh, cách này không nên áp dụng, vì không tốt cho sức khỏe trẻ.
– Dầu mè: Trong trường hợp bị viêm phổi, bạn cần bổ sung mè vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vì mè có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể.
– Cung cấp vitamin C: Các nghiên cứu cho thấy, vitamin C mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bị viêm phổi. Để bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể, bạn nên thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, ổi, cà chua… trong chế độ ăn hàng ngày.
– Nước ép rau húng quế: Loại rau thơm này có tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho phổi. Vì vậy, bạn có thể giã dập lá rau húng rau đó lấy nước cốt và cho trẻ uống sẽ rất tốt.

Cách phòng tránh viêm phổi cho trẻ

– Viêm phổi có thể là biến chứng của bệnh cúm, tiêm ngừa bệnh cúm hàng năm là một cách tốt để ngăn ngừa viêm phổi do virus cúm, có thể dẫn đến viêm phổi do vi khuẩn.
– Cần rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn uống. Bởi khi vui chơi các vi trùng này rất dễ xâm nhập vào cơ thể, vì vậy cần được vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.
– Nên cho trẻ vui chơi thoải mái, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tránh ăn các thực phẩm lạnh.
– Hạn chế việc cho trẻ nằm điều hòa, nên để nhiệt độ dưới 25độ C.
– Không nên tắm trẻ lâu, cho trẻ nghịch nước vì trẻ sẽ rất dễ bị cảm lạnh.

Với bài viết: Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ hi vọng mang đến những thông tin, kiến thức hữu ích giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ phát triển hoàn thiện, khỏe mạnh. [content_block id=1479 slug=post-5-duoi]

Post Comment