Mùa mưa đã bắt đầu, đây là thời kỳ muỗi xuất hiện rất nhiều, đặc biệt là ở những nơi môi trường không được sạch sẽ, không khí không trong lành và tại những nơi chứa nhiều đồ đạc. Nếu như các bà mẹ và người lớn không để ý đề phòng thì con trẻ rất dễ bị muỗi tấn công và truyền các bệnh nguy hiểm. Bên cạnh việc phòng bệnh thì các bạn cũng nên chuẩn bị các loại thuốc bôi và tham khảo các cách để trị nốt muỗi cắn để bảo vệ con trẻ tốt nhất. [content_block id=1489 slug=post-8-tren]

muoi

Trẻ bị muỗi cắn có nguy hiểm không???

Da của các em bé thường rất nhạy cảm nên dễ bị tổn thương. Vậy nên khi bị muỗi hay những côn trùng khác cắn da em bé sẽ bị tấy đỏ, mẫn ngứa, thêm vào đó trẻ em không tự chủ được nên hay gãi xước da và làm cho vùng da tại những vết cắn bị tổn thương, nhiễm trùng, lâu ngày sẽ gây nên ghẻ và các bệnh về da liễu. Bé nào đề kháng yếu hay da dễ dị ứng thì nốt muỗi đốt ấy sẽ bị mẩn ngứa, sưng, tấy đỏ, bên trong có dịch trắng hoặc sưng mủ. Hơn thế nữa, muỗi là loài dễ lây truyền những bệnh nguy hiểm qua đường máu như sốt xuất huyết, viêm não là những loại bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến não bộ và thần kinh của trẻ. Vì vậy, trong quá trình nuôi con, chăm sóc con cái các bậc cha mẹ, người lớn cần phải đề phòng trẻ bị muỗi đốt và nên chuẩn bị thuốc để bôi ngày cho trẻ khi vừa bị muỗi đốt. Theo thống kê của bệnh viện da liễu Hà Nội, nhiều trường hợp viêm da ở trẻ nhỏ đều có nguyên nhân là do bị muỗi và côn trùng đốt.

Ở người lớn khi bị muỗi đốt, da sẽ bị ửng đỏ kích thước lớn hơn đầu kim một chút (khoảng 1-3mm), sau đó đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày. Nhưng với trẻ nhỏ, làn da bé rất mỏng nên dễ bị tổn thương sâu, cấu trúc da bị phá hủy không thể tự hồi phục về trạng thái ban đầu, tạo thành các vệt sẹo thâm. Những vết thâm này nếu không được điều trị ngay và đúng cách thì sẽ tồn tại từ 1-2 năm thậm chí là vĩnh viễn, sau này dùng nhiều loại thuốc trị sẹo thâm vẫn không thể mất đi hoàn toàn.

Khi trẻ bị muỗi cắn thì nên bôi thuốc gì và làm sao để giảm tối thiểu khả năng để lại sẹo trên da của em bé.

Có rất nhiều cách để giúp trị vết muỗi cắn, từ các bài thuốc dân gian đến các loại thuốc bôi được bán trong quầy thuốc tây. Vậy thì dùng cách nào có hiệu quả tốt nhất và không làm nguy hiểm đến trẻ?.  Trước khi bôi những loại thuốc mua từ quầy thuốc tây về cho trẻ thì các bà mẹ nên biết đến những bài thuốc dân gian đã được vẫn dụng nhiều và rất có hiệu quả trong việc trị các vết đốt của muỗi. Khi trẻ vừa bị muỗi đốt mẹ có thể áp dụng những phương pháp dân gian dưới đây để cho các nốt muỗi đốt giảm ngứa ngáy khó chịu, giảm viêm sưng và không bị nhiễm trùng.[content_block id=1822 slug=codega]

1. VỚI TRẺ SƠ SINH

Cách 1: Khi bé bị muỗi đốt, mẹ có thể vắt sữa mẹ bôi lên. Da bé sẽ không bị sưng và để lại vết sẹo thâm.
Cách 2: Dùng nước bọt của mẹ bôi lên nốt muỗi đốt cho con. Trong nước bọt có tính kiềm giúp trung hòa chất gây ngứa hiệu quả và còn chứa các thành phần có tác dụng sát khuẩn và làm giảm đau hiệu quả, giúp cho các vết muỗi cắn sẽ giảm bớt độ ngứa ngáy, khó chịu cho con. Cách này cũng rất hữu hiệu với các bé lớn hơn vì nước bọt giúp sát khuẩn. Nước bọt chứa thuốc giảm đau tự nhiên: Nước bọt của bạn rất nhiều chất opiorphin: thuốc giảm đau mạnh gấp 6 lần morphin. Opiorphin hoạt động bằng cách bảo vệ hóa chất enkephalins gửi tín hiệu đau lên não bộ ngăn chặn cơ chế đau đớn phát ra.

2. TRẺ TRÊN 3 THÁNG
Cách 1: Khi trẻ bị muỗi đốt, dùng nước lọ muối sinh lý 0,9% bôi lên nốt muỗi đốt. Sau đó cắt lát/miếng khoai tây sống, xoa vào chỗ muỗi đốt cho bé càng sớm càng tốt. Khoảng 5 – 7 phút, mẹ lại cắt tiếp 1 lát nữa xoa cho bé. Nốt muỗi đốt không sưng, không ngứa và không để lại sẹo.
Với nốt đốt nào sưng to, mẹ đợi con ngủ dùng gạc đã thấm nước muối đắp vào đó là có thể làm cho vết sưng tấy giảm sưng đồng thời nó còn có tác dụng trị ngứa hữu hiệu.

Cách 2: Mẹ pha loãng dấm táo (bán trong siêu thị) theo tỉ lệ 1-3 (1 giấm, 3 nước), xoa lên nốt muỗi đốt, sau đó bôi dầu khuynh diệp lên. Nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.

Cách 3: Dùng xà phòng khô. Mẹ chỉ cần thấm tí nước vào 1 thỏi xà phòng rồi xoa nước xà bông lên vết đốt, để trong khoảng 2-3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp bé giảm ngứa rất nhiều. Vì trong xà phòng có chứa muối natri, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra chất có tính kiềm, làm trung hòa chất độc gây ngứa do muỗi.
Sau đó cứ 1-2 tiếng hay lúc nào nhớ ra, mẹ lại dùng nước bọt bôi lên vết muỗi đốt cho con, ngày làm vài lần sẽ nhanh hết hơn.
Với các bé lớn, khi bị muỗi hay côn trùng đốt gây sưng tấy, cứng thịt, mẹ hãy lấy ngay một viên đá lạnh chườm lên vết đốt càng lâu càng tốt (tới khi nào thấy con kêu lạnh hay nhăn mặt thì thôi), sẽ giúp giảm nhiều sự ngứa ngấy và khó chịu cho trẻ.

Bên cạnh việc sử dụng những bài thuốc dân gian thì các mẹ cũng có thể sử dụng loại  thuốc bôi trị vết muỗi đốt đang bán trên thị trường cho trẻ. Nhưng nên chú ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có những thành phần an toàn cho da của trẻ. Hiện nay các loại thuốc bôi như: Eumovate, Gentrisone, Phenergan, Fucidin, Beprosone, Silkron, là thuốc thường dùng cho viêm da nặng hay như bị chàm, nhưng trẻ dưới 1 tuổi kg nên dùng, trường hợp cần dùng thì bs chỉ cho dùng 3-5 ngày hay quá lắm 1 tuần là cùng và không nên dùng nhiều đợt.

Cẩn thận khi dùng thuốc bôi cho trẻ bị muỗi đốt.

Để phòng tránh cho con khỏi bị muỗi đốt nhiều mẹ lạm dụng kem bôi, thuốc xịt muỗi, điều này có thể gây kích ứng, dị ứng, tổn thương da cho bé.
Các loại kem bôi da chống muỗi, thuốc chống muỗi đốt dạng xịt đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé, nhất đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ không nên dùng kem chống muỗi (hoặc bất kỳ dung dịch bôi ngoài da có tác dụng chống muỗi hoặc trị nốt muỗi đốt khi chưa sưng tấy, viêm nhiễm).
Một số loại hóa chất tổng hợp có trong kem chống muỗi hoặc kem bôi trị muỗi đốt có thể nguy hiểm, gây phản ứng dị ứng cho cơ thể khi chúng xâm nhập vào bên trong da.
Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ nên tránh dùng kem chống muỗi bôi trực tiếp lên da cho bé. Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, có thể gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của con.

Phòng chống muỗi cho trẻ.

  • Đa số các loại muỗi thường bay vào trong nhà lúc sáng sớm hay lúc chạng vạng tối. Nên hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này sẽ giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng.
  • Sử dụng các mùi hương để đuổi muỗi như hương bạc hà, chanh, sả, quế.
  • Để ngăn ngừa muỗi, không nên cho trẻ mặc quần áo tối màu. Thường xuyên giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.
  • Cũng không nên để thức ăn trong phòng của bé hoặc quanh chỗ bé vui chơi vì mùi thơm của thức ăn sẽ kéo muỗi đến nhiều hơn.
  • Chú ý cho bé nằm ngủ trong màn đây là việc rất đơn giản nhưng nhiều khi cha mẹ lại hay quên hoặc chủ quan. Chính việc này sẽ khiến con bị muỗi đốt nhiều hơn.

Hy vọng với thông tin chia sẻ Trẻ bị muỗi cắn sưng to có làm sao không và nên bôi thuốc gì? giúp cho bạn đối phó được khi trẻ bị muỗi cắn. [content_block id=1499 slug=post-10-duoi]

Post Comment