Bún dễ ăn, ăn ngon, dễ chế biến, giá thành không cao và tiện lợi, vì thế nó rất được ưa dùng, đặc biệt là trong bữa ăn sáng của các gia đình Việt. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường ăn bún ở một hàng quán ven đường để tiện đường đến cơ quan, trường học phải không? Nhưng liệu ăn bún buổi sáng có tốt không, có béo mập không? Vấn đề này cũng được quan tâm khá nhiều hiện nay. Sau bài viết dưới đây, chúng ta sẽ có câu trả lời. Mời các bạn cùng tham khảo.

Ăn bún buổi sáng có mập, béo không?

Bún chủ yếu làm từ bột gạo, vì thế có thể nói chung là nó chứa nhiều tinh bột và protein cùng nhiều chất dinh dưỡng khác có trong hạt gạo. Trong 100g bún tươi có 110 đơn vị calo, cũng là một lượng khá lớn. Tuy nhiên việc ăn bún có làm cho bạn mập, béo lên hay không thì còn tùy thuộc vào những yếu tố khác.

Vì chúng ta đâu có ăn bún đơn độc, mà thường mua hoặc chế biến các loại nước lèo để chan ăn kèm với bún, do đó các giá trị dinh dưỡng chính lại nằm ở những món nước chan đó.

Chẳng hạn, chúng ta thường ăn bún chả cá, bún cá, bún thịt nướng, bún đậu mắm tôm, bún riêu cua,… rất nhiều các loại khác nữa. Có thể thấy đặc điểm và lợi ích về dinh dưỡng của một số loại đơn cử như sau:

Bún riêu cua: Đây là món bún rất phổ biến, được yêu thích ở nhiều vùng trên cả nước. Trong thành phần riêu của của bát bún có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, protein, chất béo, chất khoáng và các loại vitamin. Tuy có acid béo nhưng lương omega 3 cũng nhiều nên không gây mập, có thể giảm mỡ trong máu và giảm các bệnh về tim mạch.

Bún cá ngừ: Được xem là món ăn vừa ngon vừa giúp người gây tăng cân, nhưng cũng là nỗi e ngại của những người sợ béo, bún cá ngừ dù sao vẫn được yêu thích vì mùi vị hấp dẫn, thơm ngon của nó. Trong 100g cá ngừ chứa tới hơn 22g protein, là dưỡng chất vô cùng quan trọng để tăng cân, bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động và phát triển cơ bắp.

Bún ốc: Ốc chứa 2% chất béo trong thành phần, 1% chất bộ đường, các khoáng chất 19% và không chứa chất xơ. Cũng dễ hiểu vì sao nó không nằm trong danh sách những món được khuyên dùng cho những người đang ăn kiêng, mà ngược lại nó còn gây béo bụng cho chị em. Như vậy bún ốc là lựa chọn của những ai muốn ăn mà cân nặng tăng đều đặn.

Chỉ kể ra vài món để thấy rằng ăn bún buổi sáng có mập béo không không thể trả lời chung chung được, mà phải tùy vào trường hợp cụ thể, bún đó được nấu với thứ gì.

Buổi sáng ăn bún có tốt không?

Bữa ăn sáng không được khuyến khích với các món bún đâu bạn nhé. Các chuyên gia đã chỉ ra những điều không mấy tốt đẹp, nếu không muốn nói là có hại, của bún đối với sức khỏe của chúng ta như sau:

  • Ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày: Gạo ngâm qua đêm để xay thành bột làm bún , do đó bản thân bún chứa một số chất không tốt cho dạ dày, đường ruột của chúng ta.
  • Các hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe: Hiện nay, nhiều cơ sở làm bún vì muốn cho muốn nhìn ngon hơn và lâu bị hư hỏng mà đã pha các loại hóa chất bảo quản, tẩy trắng phức tạp.
  • Có thể bị suy gan, suy thận: Nhiều người không biết rằng bún được cho vào chất phụ gia thực phẩm có tên là tinopal có khả năng ảnh hưởng dần dần đến gan, thận, lâu ngày gây ung thư.
  • Dễ bị ngộ độc: Ăn bún không may gặp phải loại bị ôi thiu hoặc nhiễm bụi bẩn, đôi khi sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Bạn sẽ bị đau bụng quằn quại, dữ dội, buồn nôn và nôn khủng khiếp.

Những người không nên ăn bún

Có nhiều trường hợp dù có yêu thích bún thì cũng không nên ăn món thực phẩm này nếu không muốn nhận những hậu quả đáng tiếc, đó là:

– Người có vấn đề về dạ dày, tá tràng: Bệnh về đường tiêu hóa sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nến ăn bún vì món này làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm để bột nở ra. Trong thời gian ngâm, tinh bột sẽ bị lên men, khi ăn vào sẽ khiến người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày nặng thêm.

– Trẻ em và phụ nữ mang thai: Trẻ em có đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, không đủ sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng còn non yếu nên tốt nhất hãy hạn chế cho trẻ ăn bún để tránh làm hại đến dạ dày, ruột của chúng do các hóa chất có trong bún lúc người ta sản xuất. Phụ nữ mang thai càng nên chú ý vấn đề này.

– Người bị lạnh bụng, ốm, sốt: Bún có tính hàn nên những người đang bị ốm với sức khỏe chưa được ổn định sẽ  dễ bị lạnh người, rét run, khó tiêu hoặc đi ngoài. Trường hợp này chỉ nên cho người bệnh ăn cơm hoặc các loại cháo loãng để lấy lại sức khỏe mà không khiến dạ dày bị làm việc nhiều, người càng yếu.

Cách chọn bún an toàn thực phẩm: Nếu có thể, hãy mua bún tại nơi mà bạn biết rõ về quy trình làm bún của học để đảm bảo chúng không bị bỏ hóa chất, chất bảo quản gây độc hại cho sức khỏe. Còn không. Khi đi mua bún hãy chọn những loại bún cọng không quá cứng, dai, vì rất có thể nó đã được pha hóa chất chống gãy, nát để nhìn đẹp mắt. Ngoài ra, màu bún cũng quan trọng không kém. Chúng ta nên chọn loại bún có màu hơi sẫm, có thể ngả vàng một chút, không trắng tinh khiết cũng không quá ngả vàng. Nếu nhìn thấy bún trắng tinh thì có nghĩa là nó đã được “tẩy” bằng hóa chất.

Qua chủ đề ăn bún buổi sáng có tốt không, có mập béo không, chúng ta cũng biết nên ăn bún như thế nào để món ăn vừa ngon mà cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Những ngày “chán cơm”, hãy chọn cho mình món bún phù hợp với sở thích và đảm bảo dinh dưỡng để đưa vào thực đơn bữa sáng thôi nào!

Giới thiệu website tổng hợp https://baonhieu.net

Post Comment