Vi khuẩn E.coli là từ viết tắt của loại vi khuẩn Escherichia coli tồn tại và sống ở trong đường ruột của người và động vật. Do quá trình tiếp xúc với nước bẩn hoặc các thức ăn thực phẩm không được rửa sạch. Người bị nhiễm loại vi khuẩn E.coli sẽ gây ra tiêu chảy, nặng hơn là nhiễm trùng đường ruột, đau bụng sốt cao, nguy hiểm đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về loại vi khuẩn này chúng ta cùng đi qua bài viết “sự thật về loại vi khuẩn escherichia coli này nhé “

Hình ảnh vi khuẩn e.coli

Vi khuẩn E.coli là gì ?

 

Escherichia coli theo cách viết tắt là e.coli hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân.

Vi khuẩn E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn. Lịch sử của loại vi khuẩn e.coli xuất phát từ năm 1885 là được phát hiện bởi bác sĩ Theodor Escherich

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn E. coli đường ruột có thể được điều trị tại nhà.

Nhiễm khuẩn E. coli gây bệnh gì ?

Khi bạn đã bị nhiễm khuẩn e.coli đối vơi người lớn trưởng thành có thể tự phục hồi khỏi trong 1 tuần. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì sức đề kháng còn yếu nên bệnh tình nhiễm khuẩn e.coli sẽ kéo dài hơn có thể ban đầu bị tiêu chảy, sau đó chuyển sang nhiễm trùng huyết gây đau bụng, sốt cao. Còn đới với người mẹ mang thai khi nhiễm loài E. coli này có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận.

Triệu chứng của người nhiễm khuẩn e.coli

Có 2 dạng để nhận biết người bị nhiễm khuẩn e.coli đó là nhẹ và nặng :

Trường hợp nhẹ : 

  • Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt;
  • Tiêu chảy xuất hiện đột ngột đôi khi kèm theo máu trong phân;
  • Buồn nôn, ói mửa, chán ăn;
  • Mệt mỏi;
  • chân tay co quắp, đổ mồ hôi.
  • Sốt.

Trường hợp nặng

Ban đầu thì nhẹ và chuyển sang giai đoạn nặng khoảng cách 4-5 ngày sau khi nhiễm bệnh mà ko được điều trị hoặc bệnh không có khả năng tự khỏi.

  • Nước tiểu có máu;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Da nhợt nhạt;
  • Xuất hiện những vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm;
  • Mất nước.

Với các triệu nhẹ và nặng khi nào thì nên đi khám bác sĩ 

Đối với trẻ em và người mang thai thì đặc biệt lưu tâm, còn với người bình thường hầu hết  sẽ tự khỏi tuy nhiên nếu rơi vào các biểu hiện sau thì ngay lập nên đi khám bác sĩ .

  • Bị tiêu chảy liên tục 4-5 ngày không hề giảm (với người bình thường ) trẻ em thì 2 ngày.
  • Đi cầu xong vẫn bị đau bụng. Trong phân có mủ hoặc máu , Điều này là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường ruột
  • Tiêu chảy kèm theo sốt cao.
  • Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ rất mệt mỏi, mất nước trầm trọng, ít tiểu uống nước nhiều, chóng mặt
  • Trong khoảng thời gian gần đây có đi du lịch nước ngoài mới về.

Nguyên nhân gây nhiễm E. coli?

Bệnh nhiễm E. coli rất phổ biến, bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và gặp ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Nguyên nhân là qua đường ăn uống tiêu hóa, chúng ta đưa các loại thức ăn thức ăn không hợp vệ sinh, không đảm bảo và đường tiêu từ đó vi khuẩn e.coli đi theo vào sinh sống trong ruột và gây ra bệnh. Cụ thể

  • Thức ăn bị hư hỏng do bảo quản không đúng cách ( ví dụ như nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp);
  • Ăn phải thức ăn chưa chín;
  • Ăn hải sản sống mà không rửa kỹ;
  • Không rửa tay hoặc rửa tay chưa kỹ trước khi nấu hoặc trước khi ăn;
  • Sử dụng chén dĩa hoặc dụng cụ làm bếp không hợp vệ sinh;
  • Uống sữa chưa tiệt trùng;
  • Giết mổ hoặc chế biến thịt của các loại gia cầm đang bị nhiễm bệnh.

Nguồn Nước uống, sinh hoạt bị ô nhiễm : uống nước bị ô nhiễm hoặc bơi trong hồ nước bị ô nhiễm;

Tiếp xúc làm việc với động vật như là bò, dê, cừu có thể bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn sống ở động vật và lây sang cơ thể người

Lây từ cộng đồng người, khi tiếp xúc nhiều người nơi công cộng bạn không thể kiểm soát được hết các khâu vệ sinh và khả năng lây bệnh từ người sang người rất cao.

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm bệnh e.coli thì các yếu tố cũng sẽ giúp cho bệnh e.coli dễ dàng phát triển nhanh hơn đó là do :

Độ tuổi: Thường với Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn E. coli hơn các lứa tuổi trưởng thành

Tình trạng sức khỏe : Người có hệ miễn dịch kém hoặc suy nhược, suy yếu thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và nặng hơn do không có khả năng tự khôi phục

Thời điểm nguy cơ tiềm năng bệnh nhiễm nhiều :  từ tháng sáu đến tháng chín trong năm là thời điểm có nhiều trường hợp nhiễm E. coli;

Giảm nồng độ axit dạ dày. Các thuốc làm giảm nồng độ axit dạ dày là esomeprazole (nexium), pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid) và omeprazole (prilosec).

Phương pháp điều trị nhiễm e.coli[content_block id=1822 slug=codega]

Nếu bạn đi khám ở bác sĩ thì bác sĩ sẽ cho xét nhiệm phân và từ kết quả phân bác sĩ sẽ chẩn đoán là bạn có nhiễm e.coli hay không .

Vài lời khuyên mà bác sĩ Điều trị nhiễm khuẩn E. coli dành cho bạn :

  • Uống thuốc chống tiêu chảy, nên tham khảo ý kiến người bán thuốc nếu bạn không khám bác sĩ.
  • Uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa mất nước và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, nếu mất nước quá nặng phải truyền dịch bằng đường tĩnh mạch;
  • Nghỉ ngơi nhiều;

Phòng ngừa là phương pháp chữa bệnh tốt nhất

Hãy luôn giữ thói quen sinh hoạt hằng ngày tốt luôn đảm bảo vệ sinh an toàn  sẽ chắc chắn sẽ tránh được vi khuẩn ecoli

Vệ sinh cá nhân: Mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hằng ngày, đặc biệt thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn các thức ăn nghi ngờ là nguồn lây nhiễm theo khuyến cáo của cơ quan y tế; rửa thật sạch rau, hoa quả, thực phẩm trước khi chế biến, sử dụng. Hạn chế tập trung ăn uống đông người trong vùng đang có dịch.

Sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt: Đảm bảo sử dụng nước sạch, tốt nhất là nước được khử khuẩn bằng clo theo đúng quy định cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.  Cho đến nay, sử dụng tia cực tím (tuer ngoại, UV) được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để thanh trùng diệt khuẩn E-coli và các loại vi sinh tương tự trong nguồn nước. Bạn nên sử dụng hệ thống lọc nước để cho nguồn nước gia đình mình luôn được sạch và chất lượng tránh được nhiều bệnh tật kể cả e.coli và nhiều bệnh khác.

Giới thiệu máy lọc nước gia đình công nghệ usa wepar: http://maylocnuocwepar.vn

Vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường sống hằng ngày: vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, vệ sinh nhà tiêu, thu gom rác, diệt ruồi nhặng. Tuyệt đối không phóng uế bừa bãi và không sử dụng phân tươi dưới mọi hình thức.

Khai báo khi nghi ngờ mắc bệnh: Những người nghi ngờ bị mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị để tránh lây lan ra những người xung quanh và gây dịch.

Hy vọng với những thông tin về vi khuẩn e.coli là gì trên sẽ giúp ích cho các bạn nhiều thông tin cần thiết.

 

Post Comment