Lenvoxae là loại thuốc dùng để điều trị những bệnh về da như viêm nhiễm hay những bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Bài viết sau đây với chủ đề Lenvoxae là thuốc chữa bệnh gì, có tác dụng gì, giá bán bao nhiêu? sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về thành phần cũng như công dụng của loại thuốc này. [content_block id=1493 slug=post-9-tren]

 

http://dieutribenh.org/wp-content/uploads/2017/02/tac-dung-cua-thuoc-Lenvoxae.png

 

Thành phần của thuốc Lenvoxae.

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm quinolon
Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Viên nén bao phim 250mg, 750mg.
  • Thuốc tiêm 250mg/50ml, 500mg/100ml, 500mg/20ml

Thành phần: Thành phần chính của thuốc Lenvoxae là dược lý Levofloxacin.

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuốc nhóm fluoroquinolon. Cũng như các fluroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II (ADN – gyrase) và/hoặc topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn.

Sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn, nồng độ đỉnh trong huyết tương thường đạt được sau 1 – 2 giờ, sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99%. Các thông số dược động học của levofloxacin sau khi dùng đường tĩnh mạch và đường uống với liều tương đương là gần như nhau, do đó có thể sử dụng hai đường này thay thế cho nhau.

Thuốc Lenvoxae có tác dụng như thế nào?

Chỉ định: Thuốc lenvoxae được dùng điều trị:

  • Các bệnh nhiễm trùng xoang, da, phổi, tai, đường hô hấp, xương và khớp do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Nhiễm trùng tiết niệu, kể cả loại đã kháng các kháng sinh khác, cũng như viêm tuyến tiền liệt.
  • Điều trị hiệu quả ỉa chảy nhiễm trùng do E. coli, Campylobacter jejuni và lỵ trực trùng.
  • Còn được dùng điều trị nhiều nhiễm trùng phụ khoa khác nhau, bao gồm cả viêm tuyến vú.

Chống chỉ định: Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Lenvoxae.

  • Những bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Những bệnh nhân có tiền sử động kinh
  • Những bệnh nhân là trẻ em dưới 15 tuổi.

Tác dụng phụ của thuốc Lenvoxae:

Những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Lenvoxae thường gặp nhất là buồn nôn và nôn, ỉa chảy và táo bón (1/30). Bên cạnh đó còn có các tác dụng phụ ít xảy ra hơn như khó ngủ, chóng mặt, đau bụng, đầy hơi và ngứa.

Tương tác  thuốc: 

  • Antacid, sucralfat, ion, kim loại, multivitamin: khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ.
  • Theophylin: một số nghiên cứu trên người tình nguyên khỏe mạnh cho thấy không có tương tác. Tuy nhiên do nồng độ trong huyết tương và AUC theophylin thường bị tăng khi sử dụng đồng thời với các quinolon khác, vẫn cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.
  • Warfarin: do đã có thông báo warfarin tăng tác dụng khi dùng cùng levofloxacin, cần giám sát các chỉ số về đông máu khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.
  • Cyclosporin, digoxin: tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, do đó không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời với levofloxacin.
  • Các thuốc chống viêm không steroid: có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với levofloxacin.
  • Các thuốc hạ đường huyết: dùng đồng thời với levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, cần giám sát chặt chẽ.[content_block id=1822 slug=codega]

Liều dùng và cách sử dụng:

Liều dùng cho người lớn:
– Viêm xoang cấp 500 mg/ngày x 10 – 14 ngày.
– Ðợt kịch phát viêm phế quản mạn 250 – 500 mg/ngày x 7 – 10 ngày.
– Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng 500 mg, ngày 1 – 2 lần x 7 – 14 ngày.
– Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận – bể thận: 250 mg/ngày x 7 – 10 ngày.
– Nhiễm khuẩn da & mô mềm 500 mg, ngày 1 – 2 lần x 7 – 14 ngày. Suy thận (ClCr < 50mL/phút): giảm liều.

Không sử dụng thuốc cho: Trẻ em, phụ nữ có thai & cho con bú.

Thời kỳ mang thai: Không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai.

Thời kỳ cho con bú: Chưa đo được nồng độ levofloxacin trong sữa mẹ, nhưng căn cứ vào khả năng phân bố vào sữa mẹ của ofloxacin, có thể dự đoán rằng cũng được phân bố vào sữa mẹ. Vì thuốc có nhiều nguy cơ tổn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ, không cho con bú khi dùng levofloxacin.

Cách xử lý khi sử dụng quá liều thuốc Lenvoxae:

Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kì dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay của phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có các biện pháp xử trí thích hợp khi xuất hiện ỉa chảy trong khi đang dùng levofloxacin.

Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gân cần ngừng ngay thuốc, để hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chẩn chuyên khoa.

Giá bán của thuốc Lenvoxae là bao nhiêu?

Hiện nay thuốc Lenvoxae được sản xuất thành dạng viên nén và thuốc tiêm chủ yếu được dùng trong bệnh viện và phẫu thuật. Thuốc Lenvoxae đang viên được đóng thành gói được bán tại các quầy thuốc tây trên cả nước.

Giá bán của thuốc Lenvoxae trên thị trường giao động trong khoảng: 3.840 đồng/ viên. 1 gói 5 vỉ*10 viên.

Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 độ C, trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Dung dịch thuốc sau khi pha loãng trong dịch tương hợp, ổn định trong vòng 72 giở nhiệt độ dưới 25 độ C và trong vòng 14 ngày ở nhiệt độ 5 độ C. Dung dịch pha loãng này có thể ổn định tới 6 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ – 20 độ C, sau khi đưa ra khỏi tủ lạnh, để tan đông ở nhiệt độ phòng, không tan đông bằng lò vi sóng hoặc ngâm trong nước nóng. Không để đông lạnh lại sau khi đã tan đông. Các lọ thuốc không chứa chất bảo quản nên chỉ dùng một lần, phần còn thừa phải loại bỏ.

 

Hy vọng bài viết Lenvoxae là thuốc chữa bệnh gì, có tác dụng gì, giá bán bao nhiêu? đã mang lại được những thông tin cần thiết về loại thuốc Lenvoxae có tác dụng kháng khuẩn điều trị các bệnh về da và đường hô hấp do vi khuẩn xâm nhập cho người đọc. Hãy bảo quản và sử dụng thuốc Lenvoxae đúng liều đúng cách để nhận được hiệu quả bạn nhé!. [content_block id=1465 slug=post-2-duoi]

Post Comment