Cây cà gai leo là một loại thực vật mọc dại, phát triển phổ biến ở nhiều vùng từ các tỉnh Bắc Bộ đến Trung Bộ của nước ta. Nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề sự thật về tác dụng của cây cà gai leo là gì được đưa ra gần đây. Sau khi đọc bài viết dưới đây, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về loại cây có vị thuốc nam đặc biệt này.

Sơ lược về cây cà gai leo

Cây cà gai leo, tên  khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae, còn có những tên gọi khác như cà lù, cà bò, cà gai dây, gai cườm,…Giống cây này thuộc loại cây nhỡ leo, nhiều người tin rằng cây cà gai leo có tác dụng chữa bệnh ung thư gan.

  • Đặc điểm nhận biết

Cây cà gai leo có thân dài khoảng 60 cm đến 1 mét, chia thành nhiều cành xòe rộng tán, có gai trên thân và cành. Quả của cây cà gai leo hình tròn, đường kính khoảng 7 – 9 mm và có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu cam, đỏ. Lá cây hình bầu dục hoặc thuôn, có lớp lông tơ màu trắng bên ngoài, mọc gai ở gân chính. Hoa cà gai leo màu trắng, có 4 hoặc 5 cánh.

  • Nơi sinh sống của cây cà gai leo

Theo khảo sát và nghiên cứu của các nhà sinh vật học thì cây cà gai leo không kén đất, nghĩa là chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này ở cả vùng núi, rừng hay ven biển, nhưng đa phần chúng phân bố ở vùng đồng  bằng và trung du hoặc các vùng nhiều nắng, đất cát, dễ thoát nước, nhiều ánh sáng, có thể lẫn trong các lùm, bụi cây tương đối rậm.

Các cá thể cà gai dây leo mọc ở các vùng ven biển Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận,… được đánh giá là phát triển tốt vì có tỉ lệ cát tương đối lớn, không ngập úng.

  • Thời gian và chu kì phát triển, sinh trưởng của cây cà gai leo

Những câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu sự thật về tác dụng của cây gai leo là gì  thường gắn với vấn đề quá trình loài cây này sinh trưởng và phát triển, để từ đó dễ dàng tìm kiếm, tận dụng cây cà dây leo để phục vụ cho nhu cầu của chúng ta.

Thông thường, cây cà gai leo ra hoa vào tháng 4-9, có quả vào tháng 9-12. Trừ những cây mọc dại tự nhiên, nếu muốn xây dựng quy mô trồng có chăm bón, can thiệp canh tác thì quá trình gieo, trồng cây con thường được chọn là vào tháng 2 và 3 hằng năm, trên nền đất đã  được lên luống. Người ta cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại bằng cách phủ bạt nilon trên những chỗ trống của luống.

Cây sống được nhiều năm, mỗi năm có thể cho được năng suất cao nếu sống ở điều kiện có ánh sáng đầy đủ và đất thoáng hoặc các đặc điểm về đất trồng như đã nói trên, kèm với sự chăm bón cẩn  thận, tưới nước  nhỏ giọt, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.

Sự thật về tác dụng của cây cà gai leo là gì?

Nhiều lời đồn thổi về tác dụng thần kì của cây cà gai leo: có thể chữa được bệnh ung thư gan. Những thông tin không căn cứ khoa học lan truyền nhanh và trở thành đề tài được bàn tán xôn xao, người bệnh thì tìm mua về uống, những người khác lại lợi dụng điều đó để thu mua số lượng lớn hoặc chặt cây bán nhằm thu lợi nhuận.

Tuy nhiên, sự thật là như thế  nào?

  • Cây cà gai leo có nhiều công dụng hay

Thực tế, cây cà gai leo không thể chữa được bệnh ung thư gan, nhưng chúng cũng có nhiều công dụng trong việc cung cấp dưỡng chất, phòng ngừa và điều trị một số căn bệnh phổ biến hiện nay. Cụ thể như:

Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Theo kết luận khoa học, rễ cây cà gai leo có chứa tinh bột và thành phần hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit giúp bảo vệ tế bào gan, giải độc gan, kìm hãm vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, chống oxi hóa.

Cách dùng: Phơi khô thân, rễ, lá cây cà gai leo để sắc uống hoặc đun lên uống thay nước hằng ngày.

Hỗ trợ chữa bệnh phong thấp: Nhờ những thành phần hóa học chính từ rễ cây như alcaloid,flavonoid và dây leo có tỉ lệ alcaloid cao, cà gai leo có tác dụng cho việc chữa trị bệnh phong thấp nói chung và một số bệnh lý về xương khớp nói chung.

Cách dùng: Lấy rễ và gai của cây cà gai leo, thái mỏng, phơi khô, sắc uống hoặc thay nước hằng ngày.

Chữa say rượu và khống chế các bệnh về răng miệng: Theo nghiên cứu và theo kinh nghiệm thực tiễn trong dân gian, cây cà gai leo dùng để giã rượu rất tốt, bên cạnh đó còn giúp giảm hẳn các triệu chứng đau răng, sưng răng, chảy máu răng, hôi miệng,…

Cách dùng: Chỉ cần lấy rễ cây cà gai leo xát vào răng, hoặc nhấm một chút rễ cây thì sẽ có tác dụng.

Chữa bệnh lậu: Cây cà gai leo được phát hiện công dụng chữa bệnh lậu – một trong 4 căn bệnh phổ biến nhất và nguy hiểm nhất hiện nay trên toàn thế giới. Tuy nhiên chi tiết này còn chưa được khai thác và áp dụng rộng rãi trong thời gian này.

Cách dùng: Phơi khô tất cả các bộ phận của cây, sắc nước uống hoặc dùng để rửa, ngâm vị trí bệnh.

Ngoài những tác dụng kể trên, cây cà gai leo còn có thể dùng để chữa  rắn cắn, hỗ trợ điều trị ho gà,…

  • Khi sử dụng cây cà gai leo cần lưu ý:

– Cây cà gai leo có thể bị nhầm lẫn với một số loại độc dược vì đặc điểm tương đối giống nhau, vì thế chúng ta cần phải đọc và tìm hiểu kĩ về cách nhận biết cây cà gai leo nếu có ý định dùng loài thảo dược này, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

– Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, những người có nguy cơ mẫn cảm với các thành phần thảo dược từ cây cà gai leo như ancaloit, glycoancaloit, alcaloid, flavonoid, thì tuyệt đối không được sử dụng, có thể gây nguy hiểm, thậm chí chết người.

– Không dùng loại cà gai leo đã hỏng, mốc, để quá lâu hoặc bị lẫn với nhiều tạp chất, không đảm bảo vệ sinh. Khi  phơi và chế biến thì cần chú ý để cà gai leo không bị các vấn đề này ảnh hưởng, làm mất chất lượng và đôi khi ảnh hưởng tính mạng.

Trên đây là những chia sẻ, giải đáp cho câu hỏi sự thật về tác dụng của cây cà gai leo là gì? Hi vọng có thể giúp ích cho độc giả để hiểu rõ hơn và có cái nhìn chính xác, cẩn trọng đối với ý định sử dụng cây cà gai leo cho bất cứ mục đích nào. Thân chào.

Giới thiệu nhà vườn cung cấp phôi và tạo dáng cây bonsai xem tại: https://hoacanhquangvy.com

Post Comment