Từ lâu chúng ta đã nghe nói đến cây lá ngón rất độc hại, nếu ăn nhầm phải có thể chết người. Và nhiều người quan tâm thắc mắc cây lá ngón mọc ở đâu nhiều nhất, lá ngón độc hại như thế nào, hay lá ngón có tác dụng gì,… Nhiều câu hỏi xay quanh cây lá ngón mà nhiều người chưa biết đến. Bài viết hôm nay, sẽ nói rõ hơn về cây lá ngón như thế nào để cho mọi người không còn thắc mắc  [content_block id=1463 slug=post-2-tren]

cay-la-ngon-nhu-the-nao
Cây lá ngón hình ảnh

Cây lá ngón mọc ở đâu?

Cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth, ([Medicla elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Theo tên gọi của người Việt Nam là đoạn trường thỏa nghĩa là đứt ruột.

Cây lá ngón mọc phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Người ta thường không dùng làm thuốc, mà chỉ dùng để tự tử hay với mục đích đầu độc. Các tính miền núi như Hòa Bình, Cao bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang đều có cây lá ngón. Còn có ở một số nước ơ vùng nhiệt đứi và á nhiệt đới chàu Á. Ổ Trung Quốc người ta thấy ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên. Bắc châu Mỹ có loài Gelsemium sempervirens Alt.

Nhân dân ta hay dùng lá như trên đã nói, trái lại Trung Quốc hay dùng rễ và bán tại các hiệu thuốc để làm thuốc chữa hủi hay chữa bệnh nấm ở tóc (teigne). Cũng được dùng với mục đích đầu độc.

Mô tả cây lá ngón

Cây lá ngón là một loại dày mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hay hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên, bóng, nhẵn, dài 7-12cm, rộng 2,5-5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa lá ngón có màu vàng.

Có tài liệu nói hoa màu trắng, nhưng ban thân tôi đã kiểm tra lại là màu vàng (tại Lạng Sơn và các nơi khác: Sapa, Hà Giang). Mùa hoa tháng 6-8-10. Quả là một nang, dài, màu nâu hình thon, dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.[content_block id=1822 slug=codega]

Cây lá ngón độc như thế nào?

Theo Nghiên cứu duy nhất về lá ngón tiến hành tại khoa Sinh thuộc trường Đại học Đà Lạt, cho thấy giã lá ngón thành nước (10 g lá , 10 ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột chết vì co giật.  Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho biết lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người.

Chất Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7,5h. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Cách điều trị nếu phải ăn nhầm cây lá ngón độc

Nhân dân Việt Nam không dùng cây ngón làm thuốc, chỉ giới thiệu ở đây để chúng ta biết mà tránh và có thể phát hiện khi bị ngộ độc. Ở một số nước trên thế giới Tại Bắc Mỹ và Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh động kinh và giảm đau nhưng cũng rất ít dùng. Nếu phải ăn nhầm lá ngón thì làm gì ?

Nếu ăn nhầm hoặc uống nhầm nước lá ngón, rễ, thân và hoa của cây lá ngón thì nạn nhân sẽ có các triệu chứng:

– Đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, vã mồ hôi, bí đái, da lạnh,  yếu mệt cơ tay chân khó vận động, nặng liệt cơ hoàn toàn

– Giãn đồng tử dấn đến nhạy cảm với ánh sáng, sụp mi , chói mắt và liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm dưới không khép được vào miệng.

– Nhịp tim chậm, Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp;  huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật

-Liệt cơ, suy ho suy hô hấp và ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong.

Theo đó, bác sĩ Cao Xuân Phúc, Học viện Quân y 103, người ngộ độc lá ngón cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu, hạn chế hấp thu độc tính vào cơ thể. Bác sĩ khuyên rằng “Trước hết, chúng ta phải tìm mọi cách gây nôn cho bệnh nhân. Bạn có thể dùng cách chọc tay vào sâu bên trong cổ họng bệnh nhân, khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc lông gà ngoáy vào trong cổ họng bệnh nhân. Lông tơ sẽ chạm vào thành họng và gây nôn”

Theo bác sĩ Phúc, sau khi gây nôn, người thân phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo như rửa dạ dày bằng nước ấm, uống than hoạt,…

Hiệu quả cấp cứu chỉ khi được thực hiện sớm dưới 1h. Tuy nhiên, hiện nay do thiếu hiểu biết, các vụ tự tử hoặc đầu độc bằng lá ngón xảy ra khá nhiều, đặc biệt trên các tỉnh vùng núi. Khi đó, khả năng cứu sống nạn nhân khó đạt 100% do không thể sơ cứu kịp thời, đúng lúc.

Hy vọng với bài viết Cây lá ngón như thế nào , mọc ở đâu ?  trên các bạn đã nắm đủ lý thuyết về cây lá ngón như thế nào [content_block id=1471 slug=post-3-duoi]

Post Comment